Dân chúng có những nhu cầu: Chúa Giêsu có khả năng đáp ứng những nhu cầu đó.
“Bất cứ ai chạm đến đều được khỏi.” Nếu tôi thực sự chạm đến Chúa, chắc chắn tôi cũng được khỏi những bệnh tật linh hồn tôi.
Lúc bệnh tật và đau khổ là lúc người ta dễ hướng về Chúa nhất.
Người hấp hối than thở với Cha sở rằng chẳng cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa. Cha sở lấy một chiếc ghế đặt bên cạnh, rồi bảo ông hãy nghĩ rằng Chúa Giêsu đang ngồi đó, hãy đặt tay mình trên tay Ngài trên thành ghế. Người đó làm theo và cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa. Mấy hôm sau, được tin ông qua đời, Cha sở đến thăm và thấy tay ông vẫn còn đặt trên bàn tay vô hình ở thành ghế.
Nghe tin Người ở đâu, họ bắt đầu cáng bệnh nhân đến đó…và bấy cứ ai chạm đến Người thì đều được khoải” (Mc 6,55-56)
Một cảnh tượng tuyệt đẹp và đầy xúc động , đẹp ở sự chủ động của đám đông, xúc động vì lòng tin vững vàng của họ. Họ đã không đòi hỏi gì hơn là được chạm đến tua áo người, và mong được chữa khỏi.
Sự kiện đó khiến tôi liên tưởng ngay đến câu chuyên về họa sỹ Holman Hunt. Ông đã vẽ một bức tranh trong đó Chúa Giêsu đang đứng gõ của một ngôi nhà. Nhưng điểm khác thường ở đây là cánh cửa đó không có tay cầm và cũng không có ổ khóa, và vì thế cánh cửa đó chỉ có thể mở bên trong.
Đám đông dân chúng nay đã tự mở cánh cửa lòng mình cho Đấng chữa lành, và vì thế họ đã được khỏi bệnh.
Tin Mừng hôm nay là một bản khái quát những hoạt động của Chúa Giêsu làm cho con người, những hoạt động này vừa nhiều vừa đa dạng, đến mức làm cho người ta có cảm tưởng Chúa Giêsu là một lương y đa khoa.
Nhìn vào cách thức hành động của Chúa Giêsu, con người thời nay có thể cho rằng Ngài làm việc thiếu khoa học. Dường như Chúa Giêsu không lên kế hoạch làm việc cho từng ngày, ngày nào của Ngài cũng chỉ theo một chương trình duy nhất, rao giảng Tin Mừng và làm cho Nước Trời hiện diện cụ thể trong đời sống con người.
Đối tượng phục vụ của Ngài là người nghèo đủ loại, và nhu cầu của người nghèo lại cấp bách đến độ không thể dời lui dời tới hoặc giới hạn vào một số giờ nhất định. Sống với người nghèo là chấp nhận bị quấy rầy vì những vấn đề của họ thật cấp thiết nhưng lại không dễ giải quyết, quấy rầy vì họ luôn ở cạnh chúng ta mà chúng ta không được phép quên đi.
Giáo Hội hôm nay muốn chọn người nghèo làm đối tượng ưu tiên để phục vụ như Chúa Giêsu ngày xưa đã làm, thì Giáo Hội cũng không thể quên sự quấy rầy của người nghèo và các vấn đề liên quan đến người nghèo. Nếu Giáo Hội có phải phân nhiệm cho ủy ban này, ủy ban kia lo từng vấn đề, nếu Giáo Hội có phải lên thời khóa biểu hàng ngày, thì tất cả chỉ vì muốn phục vụ người nghèo cho có kết quả hơn, chứ không phải để giảm bớt hoặc thoái thác công việc.